TÌM HIỂU VỀ BẰNG SÁNG CHẾ TRONG NGÀNH SẢN XUẤT ĐỒNG HỒ
Bảo vệ ý tưởng lớn và nhỏ.
——————————————————
Các bằng sáng chế trong sản xuất đồng hồ thường được chính các thương hiệu phủ nhận, ngoại trừ những lúc nhắc đến chúng trong tài liệu marketing. Nhưng chúng rất quan trọng và có thể là nền tảng cho một thương hiệu, lấy ví dụ rõ ràng nhất là khi nhắc đến bộ thoát Co-Axial của George Daniels đồng nghĩa với việc đề cập đến OMEGA.
Nhưng còn rất nhiều thứ trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ cần được bảo vệ bởi bằng sáng chế, chứ không chỉ là một bộ thoát không cần bôi trơn như Co-Axial. Một số lượng lớn các bộ phận cấu thành nên một chiếc đồng hồ, từ vật liệu vỏ máy đến các cơ chế hiển thị thời gian đều có thể được cấp bằng sáng chế. Điều đó đặt ra câu hỏi: Vậy chính xác thì cái gì có thể được cấp bằng sáng chế?
Trở ngại mà phần lớn các nhà phát minh gặp phải là những bằng sáng chế nổi tiếng thường khó đảm bảo, đặc biệt nếu được đăng ký mà không có sự trợ giúp của các chuyên gia. Từ khi nộp đơn đến khi bằng sáng chế được phê duyệt đôi khi cần đến vài năm, và việc phê duyệt thành công không hẳn là chắc chắn. Đạt được bằng sáng chế phụ thuộc vào 3 tiêu chí: sáng chế được nộp lên phải mới, không rõ ràng, và phải hữu ích.
Ngoài kiến thức cần thiết về các phát minh trước đây, để chứng minh ý tưởng đang chờ chấp bằng sáng chế là hoàn toàn mới thì từ cách diễn tả cực kỳ cụ thể (cần thiết cho bằng sáng chế) có thể gây khó khăn cho người nộp đơn độc lập, do đó luật sư cấp bằng sáng chế thường chỉ đạo quá trình đăng ký.
Mặc dù khó khăn, nhưng bằng sáng chế có thể sinh lợi cho một nhà phát minh, đặc biệt là đối với sự đổi mới nhắm đến người tiêu dùng, đó là lý do tại sao có vô số bằng sáng chế mới được đăng ký mỗi ngày. Ví dụ, Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (The United States Patent and Trademark Office) nhận được gần 670.000 đơn đăng ký bằng sáng chế vào năm 2019 và cấp hơn 391.000 đơn.
VỎ ĐỒNG HỒ OYSTER CHỐNG NƯỚC
Cùng xem xét trường hợp của Rolex Oyster - một trong những ví dụ điển hình nhất của ngành sản xuất đồng hồ về một bằng sáng chế mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
Mặc dù ngày nay, vỏ Oyster được biết đến rộng rãi như một phát minh của Rolex, nhưng lịch sử của nó có thể bắt nguồn từ đầu những năm 1890, khi vỏ vặn ren (threaded-screw case) phát minh bởi Francois Borgel được cấp bằng sáng chế CH4001 của Thụy Sĩ. Vỏ đồng hồ chống nước của ông khá phức tạp so với tiêu chuẩn thời hiện đại: vỏ Borgel yêu cầu mặt số, bộ máy, viền bezel và ốp kính được đưa vào vòng đệm, sau đó mới được vặn vào vỏ.
Ý tưởng của Borgel chắc chắn là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ bộ máy đồng hồ chống nước nhưng tất nhiên, nó không hoàn hảo. Nó vẫn có những lỗ hổng - nơi nước có thể xâm nhập vào vỏ máy, đáng chú ý nhất là phần núm điều chỉnh. Borgel đã cố gắng làm cho những điểm xâm nhập này có khả năng chống nước tốt hơn, nhưng bước đột phá đáng ghi nhận nhất là vào năm 1925, khi các nhà sản xuất đồng hồ Paul Perregaux và Georges Perret phát minh một núm vặn kháng nước (screw-down crown) và thân đồng hồ, được đăng ký bằng sáng chế CH114948 của Thụy Sĩ.
— Bằng sáng chế Borgel CH4001 (trái) và một hình ảnh phân tách của vỏ đồng hồ Borgel.
Một năm sau đó, người sáng lập Rolex - ông Hans Wilsdorf đã mua bằng sáng chế Perregaux-Perret và đăng ký bằng sáng chế này tại Vương quốc Anh với cái tên GB260554, đánh dấu cho sự ra đời của vỏ đồng hồ lặn Rolex Oyster.
Năm 1927, bằng sáng chế này đã làm nên lịch sử khi Mercedes Gleitze trở thành người phụ nữ đầu tiên bơi qua eo biển Manche và trên tay của bà là một chiếc đồng hồ Rolex Oyster chống nước đã luôn chạy ổn định trong suốt cuộc hành trình.
— Một biến thể từ chiếc Rolex Oyster đầu tiên sản xuất khoảng năm 1926 (trái), tương tự như chiếc đồng hồ mà Mercedes Gleitze đã đeo trong lần bơi lập kỷ lục của bà, được đăng trên tờ báo Daily Mail của Anh (phải).
Sự đơn giản và hiệu quả của vỏ Oyster đã khiến nó trở thành tiêu chuẩn trong thực tế ngày nay. Có vô số nỗ lực để thách thức việc phát triển Oyster trong nhiều thập kỷ qua, với mức độ thành công khác nhau. Nhiều nhà sản xuất vỏ đồng hồ khác đã cố gắng phát minh ra các hệ thống của riêng họ để chống nước, trong số đó có vỏ đồng hồ lặn Super-Compressor đình đám - được phát minh bởi nhà sản xuất vỏ máy Ervin Piquerez (bằng sáng chế Thụy Sĩ CH2737010X), nổi tiếng với những chiếc đồng hồ lặn hai núm điều chỉnh của những năm 60 và 70 thế kỷ 20.
— Sơ đồ bằng sáng chế của Ervin Piquerez cho vỏ đồng hồ lặn Super-Compressor.
Vì bằng sáng chế có thời hạn 20 năm kể từ ngày nộp đơn nên các bằng sáng chế về vỏ đồng hồ chống nước này đã hết hạn từ lâu. Hầu hết các nhà sản xuất đồng hồ ngày nay đã không còn sử dụng phương pháp niêm phong bộ máy vào vỏ của Borgel hay bất kỳ phương pháp nào khác cho đồng hồ lặn. Thay vào đó, họ sử dụng hệ thống tương tự như Oyster - phần viền của mặt lưng được ren, cho phép nó vặn chặt vào vỏ máy.
Trong suốt hai thập kỷ mà bằng sáng chế của Borgel có hiệu lực, các nhà sản xuất khác đã phát minh và cấp bằng sáng chế cho các giải pháp chống nước của riêng họ, khiến việc tạo ra một giải pháp thay thế thực sự mới lạ và sáng tạo trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là một giải pháp vượt trội hơn so với Borgel. Di sản của bằng sáng chế mà Borgel đạt được cho thấy tiềm năng của một bằng sáng chế thực sự sáng tạo và vỏ đồng hồ đặt ra tiêu chuẩn cao trong việc cấp bằng sáng chế.
BẰNG SÁNG CHẾ HAY THƯƠNG HIỆU?
Trong khi các bộ phận cấu thành của một chiếc đồng hồ (vỏ, cơ chế cân bằng, cơ cấu lên dây cót, v.v) có thể được cấp sáng chế, thì liệu tổng thể của các bộ phận có thể được bảo vệ bởi một bằng sáng chế không. Câu trả lời là không!
Một chiếc đồng hồ nói chung thì không thể được cấp bằng sáng chế, nhưng các bộ phận hoặc cơ cấu tạo thành nó thì lại có thể.
Hình dáng vỏ máy là những thiết kế trang trí cho một chức năng có thể được bảo hộ bằng bằng sáng chế thiết kế. Bằng sáng chế này có thời hạn ngắn hơn bằng sáng chế thông thường, chỉ 15 năm kể từ ngày được cấp (trước năm 2015 thì nó chỉ có 14 năm. Các khía cạnh vô hình khác của đồng hồ, chẳng hạn như tên và biểu tượng, thường được bảo hộ bằng các nhãn hiệu.
Bằng sáng chế thiết kế mặt đồng hồ của Nathan Horwitt nộp năm 1954 và được cấp năm 1958, được tìm thấy trong nhiều dòng đồng hồ Movado ngày nay. (link)
Trong khi cấu tạo vỏ đồng hồ Rolex Oyster đã từng được bảo hộ bởi bằng sáng chế, biểu tượng vương miện Rolex vẫn được bảo hộ như một nhãn hiệu. Mặc dù các nhãn hiệu chỉ có thời hạn 10 năm nhưng chúng có thể được gia hạn thêm, đó là lý do tại sao biểu tượng vương miện này vẫn được bảo vệ cho đến ngày nay.
Năm 2018, Hamilton thuộc sở hữu của Swatch Group đã khởi kiện thương hiệu Vortic của Mỹ với cáo buộc vi phạm quyền thương hiệu. Vortic đã bán những chiếc đồng hồ đeo tay được trang bị bộ máy và mặt số Hamilton cổ, khiến Hamilton tranh cãi về “khả năng nhầm lẫn” giữa hai thương hiệu. Tóm lại, Hamilton cáo buộc rằng việc Vortic sử dụng các bộ máy và mặt số mang thương hiệu Hamilton sẽ khiến người mua hiểu nhầm rằng họ đang mua một chiếc đồng hồ Hamilton chứ không phải một chiếc đồng hồ Vortic.
— Một ví dụ về đồng hồ đeo tay Vortic Lancaster 076 được trang bị bộ máy của đồng hồ quả quýt Hamilton năm 1925.
Việc Vortic sử dụng nhãn hiệu Hamilton có gây hiểu lầm không? Dù chiều hướng của dư luận ra sao thì quyết định của tòa án New York là rõ ràng và có lợi cho Vortic. Quảng cáo đồng hồ của mình dưới thương hiệu Vortic, tòa án đã phát hiện ra rằng Vortic đã tiết lộ rõ ràng đồng hồ của họ dựa trên các bộ phận được lấy từ đồng hồ bỏ túi cổ điển mà không phải đồng hồ Hamilton. Cơ sở của Hamilton cho trường hợp này dựa trên một email duy nhất, chưa được xác minh, gọi một bức ảnh của đồng hồ đeo tay Vortic là “Hamilton cổ điển” - thế là tòa án đã phát quyết không đủ.
Thương hiệu cũng quan trọng không kém bằng sáng chế, đặc biệt là vì ngành công nghiệp đồng hồ là một phần của ngành kinh doanh xa xỉ phẩm - nơi mà tên của các thương hiệu ngự trị tối cao. Sau đó, các công ty đồng hồ coi trọng việc xây dựng thương hiệu, có lẽ còn quan trọng hơn cả công nghệ bên trong sản phẩm của họ.
BỘ THOÁT ĐỒNG TRỤC (CO-AXIAL)
Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất về một phát minh được bảo hộ bởi bằng sáng chế là bộ thoát Co-Axial do George Daniels phát minh vào giữa những năm 1970. Daniels đã tốn rất nhiều năm để thuyết phục một thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ lớn mạnh về tiềm năng phát minh của ông, nhưng cuối cùng, ông ấy đã bán bằng sáng chế (EP1045297) cho OMEGA. Đến năm 1999, OMEGA đã ra mắt chiếc đồng hồ đầu tiên trang bị bộ thoát đồng trục này.
Hình ảnh kỹ thuật của bộ thoát Co-Axial bởi George Daniels
Mặc dù bằng sáng chế đã hết hạn vào năm 2019, nhưng OMEGA đã phát triển bộ thoát Co-Axial trong một chặng đường dài hơn 22 năm kể từ khi ra mắt và cũng đã sản xuất chúng rất nhiều - hơn một triệu đồng hồ OMEGA với bộ thoát Co-Axial đã được bán hết. Số lượng tuyệt đối kết hợp với chiến dịch marketing bền bỉ của OMEGA về phát minh này đã khiến cho Co-Axial trở thành một phần không thể thiếu của thương hiệu. Mặc dù Co-Axial bắt đầu là một ý tưởng tuyệt vời nhưng giờ đây nó đã là một nét chung của OMEGA. Và có lẽ đây cũng là lý do tại sao mặc dù bằng sáng chế hết hạn vào năm 2019, OMEGA vẫn là nhà sản xuất độc quyền của bộ thoát Co-Axial trên quy mô lớn và không có đối thủ nào đã cố gắng phát minh ra một sự thay thế trực tiếp.
Một bộ thoát đồng trục trong đồng hồ đeo tay Daniels Anniversary
R&D
Bên cạnh các bằng sáng chế quan trọng về bộ máy còn có nhiều bằng sáng chế khác, bao gồm vô số các khía cạnh đa dạng của đồng hồ được nộp lên hàng năm bởi các công ty lớn như Rolex, Swatch Group va Richemont.
Từ năm 2008 đến 2018, Rolex đã nộp hơn 70 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ. Cũng giống như bất kỳ nhà sản xuất lớn nào tự nghiên cứu và phát triển, số lượng phát minh mà Rolex nộp lên nhiều hơn so với những gì mà Rolex sẽ sử dụng. Apple cũng là một công ty khác làm điều này, nhưng ở quy mô lớn hơn nhiều. Trong số các bằng sáng chế kỳ lạ của Apple là một máy ảnh được tích hợp vào dây đeo của đồng hồ.
Trong khi một số bằng sáng chế được sử dụng ngay lập tức, những bằng sáng chế khác phải mất nhiều năm để đưa ra thị trường. Vào năm 2013, Rolex đã nộp bằng sáng chế cho phương pháp sản xuất viền bezel gốm một mảnh với hai màu (US9458064 và US9434654). Cùng năm đó, GMT-Master II “Batman” được ra mắt, tiếp theo là vòng bezel “Pepsi” trên chiếc GMT-Master II bằng vàng trắng.
Viền ceramic Pepsi và Batman của Rolex GMT-Master II
Đôi khi các phát minh được cài đặt trong các bộ máy hoặc đồng hồ hiện có, nhằm cải thiện chức năng của chúng theo những cách tinh tế hơn. Rolex thường cập nhật các bộ máy của hãng trong suốt thời gian sản xuất chúng - thường kéo dài hàng thập kỷ - và thỉnh thoảng còn trang bị thêm các thành phần cải tiến vào đồng hồ được gửi về hãng để bảo dưỡng.
Richard Lee đã từng trình bày chi tiết về cơ cấu ly hợp dọc trong Cal. 4130 được tìm thấy ở Rolex Daytona, minh họa cách công nghiệp mới được tích hợp dần dần vào các bộ máy hiện có. Một trong những nâng cấp quan trọng đối với Cal. 4130 là bánh xe dẫn động kim giây chronograph.
Bánh xe LIGA trong cal. 4130
Sử dụng kỹ thuật sản xuất phụ kiện được cấp bằng sáng chế có tên là UV-LIGA (US9284654), bánh xe được chế tạo với các răng tích hợp và bộ khung xương có chức năng như những lò xo nhỏ, cho phép bánh xe LIGA kết nối chặt chẽ hơn với bánh răng. Kết quả là loại bỏ hiện tượng “giật nhảy” của kim giây thường xảy ra khi bấm nút khởi động tính năng chronograph.
Điều quan trọng là nó không chỉ phù hợp với những người quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt này, mà còn với những người mua đồng hồ bình thường không biết đến sự tồn tại của nó, dù sao đi nữa thì khách hàng cũng được hưởng lợi từ chuyển động mượt mà hơn của kim giây.
Việc sử dụng các bằng sáng chế trong ngành công nghiệp đồng hồ thúc đẩy nghiên cứu và thường dẫn đến những chiếc đồng hồ tốt hơn, mặc dù sự “tốt hơn” này đôi khi cũng không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Thông thường, luật cấp bằng sáng chế được áp dụng cho một phát minh là bằng chứng cho việc gia tăng sự đổi mới mà người tiêu dùng khó nhận thấy. Do đó, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy rằng các thương hiệu đồng hồ đang marketing nhiều hơn là phát minh khi họ giới thiệu các công nghệ mới. Nhưng do tính chất chặt chẽ và nhất quán của luật sáng chế, các phát minh được cấp bằng nói chung là mới. Và ngay cả khi nó hơi “vô hình” đối với khách hàng bình thường, chẳng hạn như cải tiến trong bộ máy chronograph Cal. 4130 trong Rolex Daytona mà chúng ta mới đề cập, thì ở một phương hiện nào đó, nó vẫn rất đáng được khen ngợi.
Luxury Shopping
Tìm hiểu chi tiết bài viết tại: https://luxshoppingvn.wordpress.com/2021/03/12/tim-hieu-ve-bang-sang-che-trong-nganh-san-xuat-dong-ho/
#luxuryshopping #bangsangchedongho #kienthucdongho
Gửi bình luận