BỘ SƯU TẬP ĐỒNG HỒ OMEGA - KHẲNG ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ VỊ THẾ HÀNG ĐẦU
Thương hiệu đồng hồ Omega hẳn nhiên đã là cái tên không còn quá xa lạ với hầu hết những tín đồ đam mê đồng hồ cao cấp. Là một trong những thương hiệu lớn được khai sinh tại chính cái nôi của ngành sản xuất đồng hồ Thế giới - Thụy Sỹ.
Với bề dày lịch sử hơn 150 năm, Omega luôn khẳng định vị trí của thương hiệu trong Thế giới đồng hồ bằng những tạo tác thời gian đỉnh cao với chất lượng vượt trội cùng thiết kế sang trọng và mẫu mã đa dạng tinh xảo.
Tuyển tập những bộ sưu tập đồng hồ Omega nổi tiếng
Suốt những thập kỷ qua, Omega đã luôn biết cách làm cho giới mộ điệu phải trầm trồ và ngạc nhiên bởi tài năng chế tác cũng như óc sáng tạo cực kỳ phong phú của hãng khi luôn cho ra mắt những bộ sưu tập đồng hồ hoàn toàn mới lạ với đủ mọi phong cách khác nhau, lấy cảm hứng từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai.
Bên cạnh đó khi nhắc đến Omega chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng về độ chính xác mà thương hiệu luôn thổi vào trong từng chuyển động, nhất là về độ chuẩn xác Master Chronometers và cơ cấu hồi đồng trục Co-Axial escapement.
Sau đây hãy cùng Luxury Shopping điểm qua những bộ sưu tập đồng hồ Omega chính hãng nam, nữ và cặp đôi rất được yêu thích và phổ biến trên toàn Thế giới hiện nay.
NHỮNG DÒNG ĐỒNG HỒ OMEGA NAM ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT
Đối với đồng hồ nam, Omega không đưa ra bất kỳ một quy chuẩn cụ thể nào riêng biệt, tất cả đều phụ thuộc vào thiết kế chung của riêng từng bộ sưu tập. Tuy nhiên hầu hết các thiết kế đồng hồ nam Omega đều có kích thước lớn từ 35mm - 44mm, cùng với đó là ngoại hình mạnh mẽ khỏe khoắn cho những dòng đồng hồ lặn hoặc thể thao, hoặc kiểu dáng sang trọng lịch lãm đối với những dòng đồng hồ thời trang và cổ điển.
Bộ sưu tập đồng hồ Omega nam
Ngoài ra nhắc đến Omega chúng ta hoàn toàn khó có thể bỏ qua những tính năng high-tech nhất mà Omega đã áp dụng vào những tạo tác của hãng, trong đó quan trọng nhất chính là bộ thoát Co-Axial và chứng nhận Master Chronometers.
Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về bộ thoát Co-Axial:
Vậy bộ thoát Co-Axial là gì? Co-Axial escapement là cơ cấu dành riêng cho đồng hồ Omega chính hãng được phát triển vào năm 1970 bởi nhà chiêm tinh học và thợ đồng hồ người Anh - người có một bộ não thiên tài mang tên George Daniels.
Bộ thoát chính là trái tim của mỗi chuyển động cơ học, đây là bộ phận điều khiển mức năng lượng được giải phóng từ dây cót, bộ phận này thường được gắn liền với bộ bánh răng đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành độ chính xác của cả cỗ máy.
Bộ thoát Co-Axial của Omega
Để có thể truyền tải năng lượng từ dây cót đến bộ thoát, bộ thoát cần phải có bánh lắc. Bánh lắc là bộ phận cung cấp năng lượng cho bộ dao động để duy trì sự dao động và quá trình đếm thời gian.
Ở những cỗ máy cơ học thời đó, bộ thoát đòn bẩy (lever escapement) thực hiện đồng thời cả hai chức năng chính đó là truyền lực từ hệ thống bánh răng đến bánh lắc đồng thời phân chia năng lượng và thời gian được gọi là chức năng khóa.
Thông thường đòn bẩy sẽ hoạt động theo phương nằm ngang tức là trượt qua lại để truyền lực, nhưng theo vật lý hiện tượng trượt sẽ tạo ra ma sát nên buộc các nhà chế tác phải sử dụng một loại dầu đặc biệt để bôi trơn bề mặt giúp đòn bẩy chuyển động trơn tru.
Nhưng nhược điểm lớn của việc sử dụng dầu chính là hiệu quả truyền lực bị giảm gây ảnh hưởng đến dao động của bánh lắc và giảm độ chính xác của đồng hồ.
Sự khác nhau giữa bộ thoát truyền thống và bộ thoát Co-axial
Cơ cấu hồi đồng trục Co-Axial escapement được George Daniels phát minh với mục đích giải quyết vấn đề này.
Nguyên lý hoạt động của Co-Axial: Bộ thoát Co-Axial sử dụng ma sát bố trí hình tròn thay vì sử dụng hệ thống trượt qua lại. Chuyển động tròn của Co-Axial bao gồm 4 chân trong đó có 3 chân chính để chặn bánh răng thay vì hai chân như bộ thoát đòn bẩy.
Ba chân của Co-Axial hoạt động theo phương vuông góc và chỉ nhẹ nhàng đẩy vào nhau gần như không tạo ra ma sát giúp cho biên độ dao động của bánh lắc không bị ảnh hưởng đồng thời cũng không cần dầu.
Cách thức hoạt động của bộ thoát Co-Axial
Ưu điểm chính của bộ thoát Co-Axial:
- Giảm độ ma sát bên trong đồng hồ
- Độ chính xác cao hơn nên tính năng chronograph (bấm giờ) đo thời gian chính xác hơn
- Độ bền cao, không cần phải thay thế phụ kiện thường xuyên như trước đây
Được hãng giới thiệu vào năm 1999, mô hình DeVille Co-Axial caliber 2500 chính là mẫu đồng hồ đầu tiên được Omega bổ sung cơ cấu hồi Co-Axial. Và hiện nay cơ cấu hồi này đã được Omega đưa vào trong hơn 10 dòng đồng hồ của hãng và ngày càng tinh chỉnh thêm nhiều công nghệ tiên tiến. Một trong những cải tiến đó là:
- Công nghệ silicon: Silicon là một trong những chất liệu bền bỉ và đã được Omega áp dụng triệt để. Hãng đã sử dụng một loại lò xo dây tóc được chế tác bằng Silicon với mục đích cải thiện từ tính và tăng độ bền cho đồng hồ giúp những cỗ máy sở hữu chức năng Chronograph hoạt động chính xác hơn từ năm 2008. Ngoài ra với đặc tính ít bị hao mòn Silicon chính là vật liệu hoàn hảo để Omega dùng trong hệ thống bánh lắc.
- Công nghệ chống từ trường
- Các chứng nhận chất lượng: chứng chỉ COSC* (những máy Co-Axial đều cần chứng chỉ này), chứng nhận METAS.
Vậy chứng nhận METAS và COSC là gì? Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về chứng chỉ COSC ở đồng hồ Omega.
Chứng nhận chuẩn Chronometers và tổ chức COSC
Tổ chức COSC là tên viết tắt của cụm từ tiếng Pháp "Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres" có tiếng Anh là "Official Swiss Chronometer Testing Institute" có nghĩa là Viện kiểm tra Chronometer Thụy Sĩ chính thức.
Chứng chỉ từ COSC của Omega
Chứng nhận Chronometer là tiêu chuẩn đo độ chính xác cực kỳ nghiêm ngặt được thực hiện bởi tổ chức COSC. Xét riêng về Thụy Sỹ, để có thể sở hữu chứng nhận này và được đánh giá là đồng hồ Chronometer cỗ máy chuyển động đó phải đạt được các điều kiện (ở đây xét riêng về đồng hồ cơ Omega):
- Bắt buộc phải là đồng hồ Thụy Sỹ. Phải được sản xuất tại Thụy Sỹ ít nhất 60% và sử dụng bộ máy chuyển động do chính thương hiệu đồng hồ của Thụy Sỹ sản xuất.
- Sai số trung bình trong ngày cho phép từ -4/+6 trong thời hạn 10 ngày
- Chênh lệch nhanh chậm không vượt quá 2 giây trong ngày, mỗi ngày theo dõi tốc độ tại các điểm, vị trí khác nhau trong thời hạn 10 ngày
- Chênh lệch sai số lớn nhất không quá 5s/ngày tại 5 vị trí khác nhau
- Giá trị trung bình theo chiều thẳng đứng trừ cho giá trị trung bình theo chiều nằm ngang phải có độ sai lệch khoảng -6 đến +8s.
- Chênh lệch sai số lớn nhất trong ngày và sai số trung bình trong ngày không vượt quá 10s/ngày
- Theo dõi tốc độ ở nhiệt độ 8 độ C và 38 độ C không vượt quá 0.6s mỗi ngày
- Sai số lũy tiến: Sai số giữa tốc độ trung bình của hai ngày đầu tiên và cuối cùng không có sự sai lệch vượt quá 5s
Bài kiểm tra độ chính xác sẽ được thực hiện trong vòng 15 ngày liên tục với 5 vị trí và 3 mức nhiệt độ khác nhau. Các bài kiểm tra sẽ được quan sát chi tiết bằng camera và máy tính với hệ thống đồng hồ nguyên tử cực kỳ chính xác để phân tích dữ liệu.
Những chiếc đồng hồ Omega sở hữu tiêu chuẩn Chronometer từ tổ chức COSC sẽ được thương hiệu cập nhật bộ thoát Co-Axial nhằm nâng cao độ chính xác cho từng cỗ máy.
Chứng nhận “quyền lực” Master Chronometer từ OMEGA
Tuy nhiên Omega là hãng đồng hồ luôn ám ảnh về sự chính xác, chỉ mỗi chứng chỉ từ COSC là chưa đủ, hãng cũng đã công bố thêm một tiêu chuẩn đo độ chính xác riêng biệt đó là chứng nhận Master Chronometer.
Chứng nhận Master Chronometer là gì?
Chứng nhận Master Chronometer được Omega giới thiệu vào năm 2015 là chứng nhận đo độ chính xác cao nhất, tất cả những mô hình đồng hồ Omega sở hữu chứng nhận này đều do chính Omega thực hiện và kiểm tra nhưng công đoạn cấp bằng lại do Viện đo lường Thụy Sỹ - Federal Institute of Metrology – METAS thực hiện.
Để có thể sở hữu chứng nhận Master Chronometer bắt buộc mẫu đồng hồ đó phải có chứng chỉ Chronometer từ tổ chức COSC. Nếu như chứng chỉ từ COSC chỉ xét riêng về bộ máy chuyển động của đồng hồ thì đối với Omega, ngoài sự kiểm định chất lượng của bộ máy thì toàn bộ chiếc đồng hồ cần phải kiểm tra với 8 quy trình sau:
1. Độ chính xác trung bình hàng ngày của đồng hồ
Thử nghiệm này được thực hiện trong thời gian hơn 4 ngày và kiểm tra độ chính xác hàng ngày của đồng hồ trong điều kiện đeo thực tế. Đồng hồ sẽ được đặt ở sáu vị trí khác nhau với hai mức nhiệt độ xen kẽ, sau đó chúng sẽ được tiếp xúc với từ trường ở mức 15.000 gauss.
Sau đó đồng hồ sẽ được khử từ và kiểm tra lại cùng vị trí và cùng mức nhiệt độ. Đối với mỗi bước thực hiện, một bức ảnh sẽ được chụp từ đồng hồ và được kiểm tra 24 giờ sau đó để biết độ chính xác.
2. Kiểm tra chức năng của chuyển động đã nhận chứng chỉ từ COSC khi tiếp xúc với từ trường 15.000 gauss
Thử nghiệm này được thực hiện với mục đích kiểm tra chuyển động của đồng hồ khi đặt nó ở hai vị trí khác nhau và chịu tác động của mức từ trường đến 15.000 gauss. Mỗi vị trí sẽ thực hiện trong vòng 30 giây, chức năng của từng chuyển động được kiểm tra bằng cách nghe lại chuyển động thông qua một chiếc microphone.
Mọi thử nghiệm của Master Chronometer đều sử dụng mức từ trường 15.000 Gauss
3. Kiểm tra chức năng của đồng hồ khi tiếp xúc với từ trường 15.000 gauss
Giống với thử nghiệm thứ hai. Ở bài kiểm tra này thay vì chỉ thử nghiệm chuyển động, toàn bộ chiếc đồng hồ sẽ phải chịu mức từ trường 15.000 gauss, và cũng được kiểm tra các chức năng bằng microphone.
Lý do thực hiện thử nghiệm này là do hiện nay từ trường xuất hiện ở mọi nơi, đồng hồ cơ học với các bộ phận bằng kim loại sẽ dễ dàng nhiễm từ trường. Bằng cách này khả năng chống từ tính sẽ giúp đồng hồ sở hữu độ chính xác cao hơn, về lâu dài độ bền cũng sẽ được cải thiện khi tiếp xúc thường xuyên với môi trường từ tính.
4. Kiểm tra độ chính xác bị sai lệch hàng ngày sau khi tiếp xúc với từ trường 15.000 gauss
Bài thử nghiệm này sẽ tính toán sai số trung bình của đồng hồ giữa ngày thứ 2 và 3 trong thử nghiệm đầu tiên. Kết quả sẽ cho thấy độ chính xác hàng ngày của đồng hồ trước và sau khi tiếp xúc với từ trường 15.000 gauss.
5. Khả năng chống nước
Để thực hiện bài thử nghiệm này, đồng hồ sẽ bị nhấn chìm dưới nước, càng xuống sâu áp lực nước sẽ nhiều hơn thậm chí cao hơn cả độ chống nước mặc định của đồng hồ. Đối với một số cỗ máy, chúng có thể chống nước hơn chỉ số quy định. Điều này đảm bảo rằng mỗi cỗ máy được kiểm tra đều phù hợp khi sử dụng ở môi trường dưới nước.
Chống nước là một trong những tiêu chuẩn thử nghiệm của Master Chronometer
6. Mức dự trữ năng lượng
Bài thử nghiệm này sẽ kiểm tra mức dự trữ năng lượng của đồng hồ ở giai đoạn 100% và cuối giới hạn dự kiến bằng cách chụp ảnh. Mục đích là để kiểm tra lại bất kỳ sai lệch nào, chứng tỏ rằng mỗi chiếc đồng hồ sẽ hoạt động chính xác theo chỉ số thời gian quy định. Điều này rất hữu ích đối với những chủ sở hữu hay quên lên dây cót cho đồng hồ.
7. Chênh lệch giữa mức dự trữ năng lượng 100% và 33%
Để thực hiện thử nghiệm này, đồng hồ sẽ được đặt ở sáu vị trí khác nhau tương tự vị trí của 6 mặt xúc xắc. Mỗi chiếc đồng hồ sẽ hoạt động hết công suất ở thời điểm năng lượng 100%, đồng hồ sẽ được đo trong vòng 30 giây cho mỗi vị trí khác nhau với độ chính xác trung bình được ghi lại bằng âm thanh.
Khi mức dự trữ năng lượng giảm còn 2/3 thì sẽ được kiểm tra lại lần nữa để đảm bảo độ chính xác của đồng hồ vẫn được giữ nguyên ngay cả khi đồng hồ không hoạt động với toàn bộ năng lượng.
8. Độ sai lệch ở sáu vị trí
Tương tự với thử nghiệm ở trên, độ sai lệch ở sáu vị trí khác nhau sẽ được ghi nhận khi đồng hồ đang hoạt động. Kết quả sẽ được ghi lại bằng âm thanh với 30 giây ở mỗi vị trí. Mục đích của thử nghiệm này là để đảm bảo hiệu suất của đồng hồ bất kể khi người dùng đang làm gì, đang ngồi ở bàn hay đang chơi một môn thể thao nào đó.
Vậy chứng nhận Master Chronometer có ý nghĩa gì đối với người dùng?
Với chứng nhận Master Chronometer, Omega khẳng định với người dùng rằng những bộ sưu tập đồng hồ của hãng không chỉ sở hữu độ chính xác cao mà còn có khả năng chống từ trường vượt trội cùng độ chống nước an toàn. Bảo đảm rằng mọi chứng nhận đều được xác thực bằng các tổ chức uy tín, độc lập (METAS và COSC) hoàn toàn được công bố minh bạch rõ ràng.
Chứng nhận Master Chronometer chính là bằng chứng cho sự chính xác về thời gian mà Omega mang đến cho người dùng
OMEGA SEAMASTER DIVER 300M
Được mệnh danh là một trong những huyền thoại về đồng hồ lặn cao cấp. Đồng hồ nam Omega Seamaster Diver 300M và Omega Seamaster 300M mang trong mình sự kết hợp của thiết kế cổ điển và công nghệ tiên tiến, thể hiện sức mạnh vượt trội có thể chinh phục đại dương bao la rộng lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong thế giới của Haute Horlogerie. Bộ sưu tập hướng đến những đấng mày râu ưa chuộng bộ môn lặn, đam mê khám phá thế giới dưới nước và được các tín đồ đam mê đồng hồ đánh giá rất cao, luôn xuất hiện trong danh sách những dòng đồng hồ phổ biến nhất của các nhà sản xuất Thụy Sỹ.
Đồng hồ Omega Seamaster Diver 300M thế hệ mới
Theo lịch sử, bộ sưu tập Seamaster được ra mắt vào năm 1948 nhưng mãi đến năm 1957, thiết kế của Seamaster Diver 300M mới được ra mắt và tạo nên một cú hích lớn trên thị trường đồng hồ lặn lúc bấy giờ. Theo dòng thời gian Seamaster Diver 300M ngày càng được hoàn thiện và được Omega bổ sung thêm các tính năng ưu tú, trong đó điển hình nhất là cơ cấu hồi đồng trục Co-Axial escapement, lò xo dây tóc bằng Silicon và chứng nhận Master Chronometers.
Đặc biệt tính năng van xả khí helium trên vỏ đồng hồ tại điểm 10 giờ chính là đặc trưng tạo nên cỗ máy lặn chuyên nghiệp. Van xả khí heli trên Seamaster Diver 300M có hình dạng giống cái nón với đặc tính công nghệ tiên tiến được cấp bằng sáng chế giúp đồng hồ đảm bảo kín nước và hoàn toàn không bị sự xâm nhập của khí heli khi lặn sâu.
Daniel Craig và đồng hồ Omega Seamaster Diver 300M
Vào năm 2018, Seamaster Diver 300M được Omega bổ sung thêm nhiều thiết kế cùng mẫu mã vô cùng đa dạng phong phú, chế tác từ các loại vật liệu cao cấp như thép, vàng 18k cho đến Ceragold™ và men trắng. Với đường kính trung bình 42mm, đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho các quý ông thanh lịch dù đang diện một bộ suit lịch lãm thì Omega Seamaster Diver 300M vẫn hoàn toàn phù hợp.
OMEGA AQUA TERRA
Đồng hồ lặn bền bỉ, đồng hồ James Bond, đồng hồ chống từ - Omega Seamaster Aqua Terra dễ dàng thực hiện được nhiều vai trò khác nhau. Các cỗ máy thời gian cao cấp gắn liền với Aqua Terra luôn được nhận biết nhờ vào tay nghề chế tác tinh xảo và thiết kế sang trọng đẳng cấp. Nếu phải kể tên một trong những mô hình đồng hồ phổ biến của Omega, Seamaster Aqua Terra hẳn nhiên sẽ được nhắc đến ngay lập tức.
Dòng đồng hồ nam Omega Seamaster Aqua Terra
Xuất hiện lần đầu vào năm 2002, cái tên Aqua Terra có nguồn gốc từ tiếng Latin với ý nghĩa tôn vinh tinh thần đại dương rộng lớn và đất liền bao la với độ tin cậy và độ chính xác hoàn toàn được đảm bảo. Thiết kế của những mẫu đồng hồ Omega nam Seamaster Aqua Terra với mặt số tròn rõ nét cùng những vạch chỉ giờ hình tam giác được đánh giá là đơn giản gợi nhớ đến thiết kế đồng hồ của những năm 1960.
Tìm hiểu chi tiết bài viết: https://docs.google.com/document/d/1zB5M4lrgl4yK-TP5Dfk2-VsR_AaPAF25R_fYguJCKLQ/edit?usp=sharing
Tham gia chương trình khuyến mãi nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10/2019;
» Chi tiết chương trình: https://luxshopping.vn/event.aspx
» Chi tiết quà tặng: https://luxshopping.vn/event/special-event-1.aspx
Gửi bình luận